Tiền thưởng, phụ cấp, hộ trợ có tính thuế TNCN không? Điều kiện để tiền thưởng, phụ cấp, hỗ trợ nhân viên tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN? Kế toán Thăng Long xin giải đáp các vướng mắc đó của các bạn.
- Doanh nghiệp chi rất nhiều tiền thưởng, phụ cấp, hỗ trợ cho nhân viên, người lao động để khuyến khích người lao động làm việc như: Thưởng lễ tết, nghỉ mát, xăng xe, đi lại, điện thoại, ăn ca, ăn trưa, trang phục, phụ cấp trách nhiệm, thuê nhà, nhà ở, chi phí đào tạo nhân viên….
=> Vậy những khoản chi này cần những giấy tờ gì để được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Và những khoản tiền thưởng, phụ cấp, hộ trợ đó có chịu thuế TNCN không?
--------------------------------------------------------------------
I. Quy định về thuế Thu nhập doanh nghiệp:
Theo Thông tư 96/2015/TT-BTC và Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ tài chính quy định Chi phí tiền lương, thưởng, phụ cấp, hỗ trợ, phúc lợi cho người lao động đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN cụ thể như sau:
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
---------------------------------------------------------------------
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
Nghĩa là: Doanh nghiệp đã hạch toán vào sổ sách => Nhưng thực tế không chi trả, không có chứng từ thanh toán -> Sẽ bị loại
- Phải đã chi thực tế, có chứng từ thanh toán -> Được đưa vào chi phí hợp lý.
Xem thêm-> Chi phí tiền lương được trừ
-------------------------------------------------------------------
b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Nghĩa là: Phải được ghi cụ thể ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG và MỨC ĐƯỢC HƯỞNG tại 1 trong các hồ sơ trên -> Được đưa vào chi phí hợp lý (Nếu không ghi cụ thể, sẽ bị loại)
Xem thêm -> Mẫu quy chế lương thưởng
- Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nghĩa là: Trong hợp đồng lao động phải nói rõ Tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động -> Được đưa vào chi phí hợp lý.
- Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
-------------------------------------------------------------
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định
nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Nghĩa là:
- Nếu hết hạn nộp hồ sơ Quyết toán thuế TNDN mà chưa chi -> Sẽ bị loại.
- Nếu hết hạn nộp hồ sơ Quyết toán thuế TNDN mà đã thực chi (có chứng từ thanh toán) -> Được đưa vào chi phí hợp lý năm đó.
- Trường hợp DN có trích lập quỹ dự phòng tiền lương thực hiện như sau:
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.
Ví dụ 9: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2018, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng.
Đến ngày 30/06/2019 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2018 là 7 tỷ đồng.
=> Thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2019) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ).
=> Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2019 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.
Xem thêm -> Cách hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương
----------------------------------------------------------------------
2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.
Nghĩa là:
- Nếu chi bằng hiện vật -> Phải có hóa đơn, chứng từ (Không có mức khống chế)ư
- Nếu chi bằng tiền ->Không vượt quá 5 triệu/người/năm
- Nếu chi cả bằng hiện vật và Tiền -> Thì cũng áp dụng như quy định trên.
---------------------------------------------------------------------
2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.
- Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Nghĩa là: Những khoản phụ cấp đi lại, thuê chỗ ở đi công tác -> Phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ.
- Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.
Nghĩa là: Nếu Doanh nghiệp KHOÁN tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp đi công tác -> Phải thực hiện theo đúng quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ (Lưu ý: Mặc dù là Khoán, nhưng cần phải theo mức Thực tế nhé).
Xem thêm -> Quy định chi phí đi công tác
- Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.
- Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.
- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.
- Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
Xem thêm -> Chi phí vé máy bay hợp lý
------------------------------------------------------------------------------
2.11. Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các Khoản chi cho Chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).
Nghĩa là: Chi phí mua bảo hiểm tự nguyện, mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Không vượt quá 3 triệu/tháng/người
- Được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và Mức hưởng tại 1 trong các hồ sơ trên.
- Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về Bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN)
Xem thêm -> Chi phí mua bảo hiểm cho nhân viên
-------------------------------------------------------------------------------------------
2.12. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.
Quy định về Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm mới nhất như sau: Theo điều 48 và 49 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 quy định: "Điều 48. Trợ cấp thôi việc - Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động." => Chi tiết các bạn xem tại Khoản 5, 6, 7 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP |
------------------------------------------------------------------
Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như:
- Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;
- Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị;
- Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;
- Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;
- Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập;
- Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động;
- Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này)
- Và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác.
=> Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Xem thêm -> Chi phí phúc lợi cho nhân viên
----------------------------------------------------------------------------------
- Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:
+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp"
------------------------------------------------------------------------------------------------
Các bạn có thể xem thêm ->
Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN
---------------------------------------------------------------------------------------------------
II. Quy định về thuế Thu nhập cá nhân:
Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về thuế TNCN đối với các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp, hỗ trợ mà người lao động nhận được cụ thể như sau:
Điều 2: Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN:
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
-----------------------------------------------------------------
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
---------------------------------------------------------------
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, (trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp được quy định tại điểm b khoản 2, điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
----------------------------------------------------------------
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
------------------------------------------------------------------
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
------------------------------------------------------------------
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm:
Khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp;
Nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập
Nghĩa là:
- Tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo thuê nhà do Doanh nghiệp TRẢ HỘ cho người lao động -> Thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN không quá 15% Tổng thuc nhập chịu thuế TNCN (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
Ví dụ:
- Nhân viên A có Tổng thu nhập chịu thuế TNCN trong tháng là 10.000.000 (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
- Công ty TRẢ HỘ tiền thuê nhà là 5.000.000đ/tháng
-> 15% Tổng thu nhập chịu thuế là = 10.000.000 x 15% = 1.500.000 (Đây là số tiền tối đa tính thêm vào thu nhập chịu thuế)
-> Thu nhập được miễn thuế TNCN là = 5.000.000 - 1.500.000 = 3.500.000.
-> Tổng thu nhập chịu thuế là = 10.000.000 + 1.500.000 = 11.500.000
---------------------------------------------------------------------
đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.
Nghĩa là:
- Nếu mua bảo hiểm nhân thọ, BH không bắt buộc có tích lũy về phí BH và Bảo hiểm hưu trí tự nguyện -> Chịu thuế TNCN.
- Nếu mua bảo hiểm không tích lũy về phí bảo hiểm -> Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN (Như: BH sức khỏe, BH tử kỳ ...)
-> Chi tiết các bạn có thể xem tại: Chi phí mua bảo hiểm cho nhân viên (ở trên phần 1 Quy định về thuế TNDN)
--------------------------------------------------------
đ.3) Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ, cụ thể như sau:
đ.3.1) Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao...) nếu thẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng. Trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
--------------------------------------------------------------
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
Nghĩa là:
- Khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục... áp dụng đối với người lao động làm việc trong các Doanh nghiệp, văn phòng đại diện -> Sẽ áp dụng theo các văn bản hướng dẫn về Luật thuế TNDN.
Cụ thể:
- Khoản Công tác phí nếu khoán chi mà vượt mức quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của Doanh nghiệp sẽ chịu thuế TNCN-> Chi tiết các bạn xem lại phần 1 bên trên (Quy định về thuế TNDN)
- Khoản Trang phục: Nếu nhận bằng hiện vật (được miễn thuế TNCN). Nếu nhận bằng tiền mà vượt mức 5.000.000/năm thì chịu thuế TNCN -> Chi tiết các bạn xem lại phần 1 bên trên (Quy định về thuế TNDN)
- Khoản tiền phụ cấp điện thoại: Nếu khoán chi mà vượt mức quy chế lương thưởng của Doanh nghiệp sẽ chịu thuế TNCN -> xem tại đây: Phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN
------------------------------------------------------------
đ.5) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của đơn vị.
---------------------------------------------------------------------
đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.
--------------------------------------------------------------------
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng...
-------------------------------------------------------------------------
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng được quy định tại điểm e khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
---------------------------------------------------------------------------
g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động -> Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn -> Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Nghĩa là:
- Nếu Doanh nghiệp tổ chức trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn -> Thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
- Nếu chi tiền cho người lao động -> Thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ lao động - Thương binh xã hội -> Nếu chi vượt mức 730.000đ/người/tháng sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN -> Chi tiết -> Phụ cấp tiền ăn ca có chịu thuế TNCN
----------------------------------------------------------------
g.6) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần. -> Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN
Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại.
-----------------------------------------------------------------
g.7) Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.
---------------------------------------------------------------
g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Chi tiết mức phù hợp các bạn lại phần 1 bên trên nhé (Quy định về thuế TNDN -> Chi phí phúc lợi) -> Nếu vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế sẽ chịu thuế TNCN.
--------------------------------------------------------------------------------------
Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, ngày lễ, làm việc ban đêm ĐƯỢC TRẢ CAO HƠN so với ngày bình thường.
VD: Ngày thường lương là 100.000. Nhưng do làm việc vào ngày nghỉ nên được cộng thêm 300% nữa là 300.000 -> Thì phần 300.000 này được miễn thuế TNCN (Chỉ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN 100.000 của ngày làm việc đó).
---------------------------------------------------------------------------
Lưu ý: Chi trả lương, thưởng, phụ cấp .... cho người lao động vào tháng nào -> Các bạn nhớ là phải tính thuế và kê khai thuế TNCN vào tháng đó nhé (Kê khai thuế TNCN tại thời điểm chi trả nhé)
---------------------------------------------------------------------
III. Cách hạch toán các khoản tiền thưởng, phụ cấp cho nhân viên:
- Khi tính các khoản thưởng cho người lao động.
Nợ TK 642, 641 (Nhân viên đó làm ở bộ phận nào, khâu nào các bạn hạch toán vào Chi phí đó nhé)
Có TK 334
- Khi thanh toán tiền thưởng cho người lao động:
Nợ TK 334, 3335
Có TK 111, 112
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trên đây là quy về Luật thuế TNDN và Luật thuế TNCN đối với các khoản Tiền thưởng, phụ cấp, hỗ trợ, phúc lợi cho người lao động -> Trong những khoản trên khoản nào phải đóng BHXH - Không phải đóng BHXH các bạn xem tại đây nhé -->: Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH.
- Lưu ý khoản Phụ cấp xăng xe các bạn xem tại đây nhé -->: Phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN
Người gửi / điện thoại
+ Công ty Cổ phần Thăng Long Hải Dương (gọi tắt là Trung Tâm Đào Tạo Thuế Thăng Long) là công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ đào tạo kế toán từ cơ bản tới nâng cao, kế toán thuế, kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp mới và kế toán thuế trọn gói....
+ Đào tạo chuyên nghiệp - Dịch vụ uy tín, chất lượng - Tư vấn tận tình!