Quy định về Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2019 - 2020: Người phụ thuộc gồm những đối tượng nào? Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc ... Kế toán Thăng Long xin trích những quy định cụ thể về vấn đề này:
Căn cứ theo điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định cụ thể như sau:
I. Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh bao gồm những đối tượng sau:
1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:
1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
Ví dụ: Con ông A sinh ngày 25/6/2020 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 6 năm 2020.
1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
----------------------------------------------------------------
2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111 (quy định cụ thể bên dưới)
3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111. (Quy định cụ thể bên dưới)
4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111 (Quy định cụ thể bên dưới) bao gồm:
4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
(Theo điểm d khoản 1 điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
-----------------------------------------------------------------------------------
II. Điều kiện đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh:
- Những đối tượng là người phụ thuộc tại tiết 2,3,4 nêu trên (như: Vợ chồng, cha mẹ, ông bà, anh chị em, cháu ruột...) phải đáp ứng các điều kiện sau:
1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
(là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,...).
1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
(Theo điểm đ khoản 1 điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Quy định về độ tuổi lao động năm 2020: Theo khoản 1 điều 3 Bộ Luật lao động 10/2012/QH13 quy định: “1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.” Theo điều 187 Bộ Luật lao động 10/2012/QH13 quy định: “Điều 187. Tuổi nghỉ hưu NHƯ VẬY: Độ tuổi lao động là: - Từ 15 - 60 tuổi đối với nam -------------------------------------------------------------- |
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------- - Căn cứ Điều 6 Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/03/2000 của Chính phủ: ---------------------------------------------------------------------------- Theo Công văn số 6087/CT-TTHT ngày 29/6/2016 của Cục Thuế TP. HCM: --------------------------------------------------------------------------- Công văn số 901/TCT-TNCN ngày 15/3/2017 của Tổng cục Thuế: ------------------------------------------------------------------------------- Công văn số 739/TCT-DNNCN ngày 6/3/2019 của Tổng cục Thuế: ----------------------------------------------------------------------------------- Theo http://www.mof.gov.vn website Bộ tài chính
|
-------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý:
1. Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký và được cấp mã số thuế cho người người phụ thuộc.
2. Cá nhân đăng ký người phụ thuộc phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để nộp cho DN (Doanh nghiệp sẽ lưu lại và giải trình khi cơ quan thuế kiểm tra).
Chi tiết xem tại đây: Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
-------------------------------------------------------------------
III. Nguyên tắc tính Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
- Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. (Thời hạn đăng ký: Chậm nhất 10 ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN hàng năm)
- Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
- Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
- Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
Những người phụ thuộc khác theo tiết d4, điểm d, khoản 1, điều 9 Thông tư 111 gồm: d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm: d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế. d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế. d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột. d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật. |
- Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Nghĩa là:
- 1 người phụ thuộc thì được tính giảm trừ 1 lần cho 1 người nộp thuế trong năm đó.
Ví dụ: 2 vợ Chồng có 1 người con đăng ký người phụ thuộc -> Thì Chỉ Vợ hoặc Chồng được đăng ký và thực hiện ổn định trong năm tính thuế đó -> Hết năm mới được phép điều chỉnh lại.
(Ví dụ: 1 năm mà chia ra: 6 tháng cho Vợ và 6 tháng cho Chồng là KHÔNG được nhé, chỉ được đăng ký cho Chồng hoặc Vợ trong 1 năm thôi nhé),
- Chi tiết việc đăng ký và điều chỉnh người phụ thuộc, các bạn bấm vào "Cách đăng ký người phụ thuộc bên dưới nhé)
- Nhưng 1 người nộp thuế có thể đăng ký nhiều người phụ thuộc.
Ví dụ: Bạn A có thể đăng ký cho nhiều người phụ thuộc như: Bố, mẹ, con ... (Không giới hạn nhé, chỉ cần đáp ứng các điều kiện như trên nhé)
Người gửi / điện thoại
+ Công ty Cổ phần Thăng Long Hải Dương (gọi tắt là Trung Tâm Đào Tạo Thuế Thăng Long) là công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ đào tạo kế toán từ cơ bản tới nâng cao, kế toán thuế, kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp mới và kế toán thuế trọn gói....
+ Đào tạo chuyên nghiệp - Dịch vụ uy tín, chất lượng - Tư vấn tận tình!