banner12-8

Mẫu Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu theo TT 133 và 200

Hướng dẫn cách lập Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu theo Thông tư 133 và 200 – Mẫu S23-DNN (S51-DN), ghi chép số hiện có và tình hình tăng, giảm vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp theo từng nội dung: Vốn góp ban đầu, thặng dư vốn trong quá trình hoạt động và vốn được bổ sung từ nguồn khác (Tài trợ, viện trợ (nếu có)…).


1. Mẫu Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu theo Thông tư 133:

Đơn vị: Kế toán Thăng Long

Địa chỉ: …………………………...

Mẫu số S23-DNN

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

 SỔ THEO DÕI CHI TIẾT VỐN GÓP CỦA CHỦ SỞ HỮU (TK 411)


Năm…………

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Tài khoản đối ứng

Số phát sinh

Số dư

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ (giảm)

Có (tăng)

Vốn góp

Thặng dư vốn

Vốn khác

Vốn góp

Thặng dư vốn

Vốn khác

Vốn góp

Thặng dư vốn

Vốn khác

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

……..

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

- Số dư cuối kỳ

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...
- Ngày mở sổ: ...

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày ... tháng ... năm ...
Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

-----------------------------------------------------------------
2. Cách lập Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu:

a. Mục đích:
- Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng, giảm vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp theo từng nội dung: Vốn góp ban đầu, thặng dư vốn trong quá trình hoạt động và vốn được bổ sung từ nguồn khác (Tài trợ, viện trợ (nếu có)…).

b. Căn cứ và phương pháp ghi sổ:

Sổ này theo dõi toàn bộ vốn góp của chủ sở hữu (vốn kinh doanh) của doanh nghiệp từ khi bắt đầu thành lập cho đến khi giải thể, phá sản. Căn cứ ghi sổ là các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ góp vốn, mua bán cổ phiếu và tăng, giảm vốn góp của chủ sở hữu khác (nguồn vốn kinh doanh khác).

Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ.
Cột B, C: Ghi ngày, tháng và số hiệu của chứng từ dùng để ghi sổ.
Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột 1: Ghi số vốn góp ban đầu bị giảm do thu hồi cổ phiếu hủy bỏ, các thành viên rút vốn và các nguyên nhân khác.
- Cột 2: Ghi số thặng dư vốn giảm do bán cổ phiếu mua lại thấp hơn giá mua lại.
- Cột 3: Ghi số vốn khác giảm.
- Cột 4: Ghi số vốn góp của chủ sở hữu tăng do các thành viên góp vốn, cổ đông mua cổ phiếu (Ghi theo mệnh giá) hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn vào kinh doanh.
- Cột 5: Ghi số chênh lệch giữa giá bán thực tế cổ phiếu lớn hơn mệnh giá cổ phiếu.
- Cột 6: Ghi số vốn kinh doanh tăng do được tài trợ, viện trợ không hoàn lại và các khoản tăng vốn khác.

Cuối tháng cộng sổ tính ra tổng số phát sinh tăng, phát sinh giảm và số dư cuối tháng để ghi vào cột phù hợp với từng loại nguồn vốn.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
In bài viết
Tìm kiếm
HỎI - ĐÁP KẾ TOÁN & LOGISTICS
Giới thiệu Trung tâm:

+ Công ty Cổ phần Thăng Long Hải Dương (gọi tắt là Trung Tâm Đào Tạo Thuế Thăng Long) là công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ đào tạo kế toán từ cơ bản tới nâng cao, kế toán thuế, kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp mớikế toán thuế trọn gói....

+ Đào tạo chuyên nghiệp - Dịch vụ uy tín, chất lượng - Tư vấn tận tình!

CONTACT
  • Địa chỉ văn phòng: Số 26 Trần Huy Liệu, Phường Tứ Minh, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam.
  • Hotline: 0978.296.025 - 0985.036.718 - 0866.890.809 - 0353.651.106
  • Email: daotaoketoanthuehd@gmail.com