banner12-8

Cách viết hóa đơn giảm giá hàng bán theo mẫu - Kê Khai thuế GTGT

Giảm giá hàng bán có 2 hình thức chính đó là: giảm giá theo chương trình khuyến mại đăng ký với sở công thương và giảm giá hàng bán do hàng bị lỗi, kém chất lượng

Trong biết viết này, Công ty đào tạo Kế Toán Thăng Long sẽ hướng dẫn các bạn cách viết hóa đơn giảm giá theo cả 2 trường hợp đó
1. Trường hợp giảm giá theo pháp luật thương mại
- Khi bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó (khuyến mại bằng hình thức giảm giá) theo quy định tại Điều 10 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải thực hiện Thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại (tại địa bàn thực hiện khuyến mại) theo quy định tại điều 17 của nghị định 81/2018/NĐ-CP

- Hồ sơ, thủ tục đăng ký khuyến mại các bạn xem tại đây: Thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại giảm giá với sở công thương

- Khi bán hàng: người bán lập hóa đơn ghi giá là giá đã giảm
Ví dụ: Công ty Thăng Long bán Máy Điều hoà Daikin 12000BTU với giá niêm yết là 10.000.000/bộ (chưa VAT)
- Ngày 27/02/2021, Công ty Thăng Long thực hiện đăng ký chương trình khuyến mại với sở công thương như sau:
+ Hình thức khuyến mại: giảm giá
+ Mức khuyến mại: 10% trên giá chưa VAT
+ Hàng hóa khuyến mại: Máy Điều hoà Daikin 12000BTU 
+ Thời gian khuyến mại: từ ngày 01/03/2021 đến hết ngày 31/03/2021
- Ngày 05/03/2021, Công ty Hoàng Minh Long đến mua Máy Điều hoà Daikin 12000BTU 
Vì mua hàng trong thời gian khuyến mại nên công ty Hoàng Minh Long được giảm giá 10% trên giá chưa VAT 
- Khi bán hàng, công ty Thăng Long xuất hóa đơn ghi đơn giá là giá đã giảm (còn 9.000.000/bộ) như sau:


(Căn cứ hóa đơn này, bên bán và bên mua kê khai thuế GTGT và hạch toán doanh thu - chi phí theo giá trị trên hóa đơn)

2. Trường hợp giảm giá hàng bán do hàng bị lỗi kém chất lượng:

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
Bên bán hàng thực hiện lập hóa đơn theo những trường hợp sau:
Trường hợp 1: giảm giá hàng bán do hàng lỗi, kém chất lượng ngay khi bán hàng
Trường hợp này trong hóa đơn bán hàng sẽ thực hiện luôn giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm)
Ví dụ:
Công ty Thăng Long bán Tủ Lạnh Toshiba Inverter B22VU(UKG) với giá niêm yết là 6.000.000/Bộ (chưa VAT)
Tại thời điểm giao hàng, Công ty Hạnh Diva phát hiện tủ lạnh bị vỡ 1 kệ ngăn lạnh (không còn đảm bảo chất lượng)
Sau khi thỏa thuận, bên bán quyết định giảm giá 500.000 (trên giá chưa VAT) để công ty Hạnh Diva mua Tủ Lạnh Toshiba Inverter B22VU(UKG) này
=> Thực hiện:
- Bên mua và bên bán lập văn bản thỏa thuận bán hàng giảm giá.
- Bên bán khi lập hóa đơn, công ty Thăng Long sẽ ghi giá tại cột "Đơn giá" là giá đã giảm là 5.500.000

(Căn cứ hóa đơn này, bên bán và bên mua kê khai thuế GTGT và hạch toán doanh thu - chi phí theo giá trị trên hóa đơn)
Trường hợp 2: giảm giá hàng bán do hàng lỗi, kém chất lượng sau khi đã bán hàng:
Đây là trường hợp giảm giá hàng bán do bên bán chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất...
Tức là khi bán hàng, bên bán đã lập và giao hóa đơn, giao hàng hóa rồi -> Sau đó bên mua mới phát hiện hàng kém chất lượng, mất phẩm chất 
Ví dụ

- Ngày 30/03/2021, Công ty Thăng Long bán cho công ty Bảo An 1 chiếc bàn họp văn phòng

Khi giao hàng, Công ty Thăng Long đã xuất hóa đơn như sau:


- Ngày 5/04/2021, Công ty Bảo An phát hiện ra 1 góc mặt bàn bị phồng rộp. Nhưng vì không muốn đổi hoặc trả lại nên Công ty Bảo An đã đề nghị công ty Thăng Long giảm giá 

=> 2 bên đã lập văn bản thỏa thuận giảm giá hàng kém chất lượng như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN 
DO HÀNG BỊ LỖI, KÉM CHẤT LƯỢNG
(Số 01/TL-BA)

Hôm nay, ngày 05 tháng 04 năm 2021 hai bên chúng tôi gồm có:
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY                     
Mã số thuế :                                                                                             
Địa chỉ :   
Đại diện:                                                Chức vụ: Giám đốc                                                                     
Đơn vị mua hàng :       Công ty CP Bảo An    
Mã số thuế :                                                                                            
Địa chỉ :  
Đại diện:                                                Chức vụ: Giám đốc
1. Xác nhận chất lượng hàng hóa:
- Ngày 30/09/2019, Công ty Thăng Long bán hàng công ty Bảo An: đã xuất hóa đơn số 0000623, ký hiệu TL/19P, với các thông tin như sau:
Tên hàng hoá dịch vụ ĐVTSố lượngĐơn giáThành tiềnTiền thuếTổng thanh toán
Bàn họp 6m8 BHC68Chiếc0113.000.00013.000.0001.300.00014.300.000
- Ngày 05/4/2021, qua xác minh tình trạng thực tế của Bàn họp 6m8 BHC68  2 bên xác nhận:
mặt bàn bị phòng rộp ở 1 góc bàn => Không đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận
2. Hai bên thống nhất quyết định:
- Giảm đơn giá của Bàn họp 6m8 BHC68, cụ thể : giảm 1.000.000đ trên giá chưa VAT
- Bên bán hàng sẽ xuất hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá vào ngày 05/04/2021
- Hai bên thực hiện kê khai hạch toán theo quy định.

Biên bản này được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản.

ĐẠI DIỆN BÊN BÁN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN BÁN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

=> Sau khi lập biên bản, công ty Thăng Long sẽ xuất hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá của hàng bán trước đó do hàng kém chất lượng như sau:

(Hóa đơn điều chỉnh giảm không được ghi số âm)

* Kê khai thuế:

- Hóa đơn phát sinh vào kỳ nào thì kê khai vào kỳ đó

(Hóa đơn bán hàng ngày 30/03/2021, 2 bên sẽ kê khai dương đầu vào đầu ra tại kỳ tháng 3 hoặc quý 1/2021)

- Hóa đơn điều chỉnh giảm sẽ kê khai âm vào kỳ phát sinh

(Hóa đơn giảm giá hàng bán (điều chỉnh giảm đơn giá) ngày 05/4/2021, 2 bên sẽ kê khai âm đầu vào đầu ra tại kỳ phát sinh là tháng 4 hoặc quý 2/2021)

+ Bên bán: Kê khai âm vào bảng kê bán ra (nếu lập bảng kê) hoặc kê khai âm vào chỉ tiêu 32, 33 trên tờ khai 01/GTGT (nếu không lập bảng kê)

+ Bên mua: Kê khai âm vào bảng kê mua vào (nếu lập bảng kê) hoặc kê khai âm vào chỉ tiêu 23, 24, 25 trên tờ khai 01/GTGT (nếu không lập bảng kê)

* Hạch toán:

- Cách định khoản hạch toán hóa đơn giảm giá hàng bán các bạn xem tại đây:

Cách hạch toán giảm giá giá hàng bán

(có đầy đủ các trường hợp theo cả thông tư 133 và thông tư 200)

3. Giảm giá hàng bán đối với hàng xuất khẩu:
Theo công văn Số: 9596/CT-TTHT ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Cục thuế TP Hồ Chí Minh V/v Lập hóa đơn thì
Trường hợp Công ty theo trình bày có nhận gia công hàng hóa xuất khẩu cho khách hàng ở nước ngoài, Công ty đã lập hóa đơn thương mại và kê khai thuế nhưng do hàng hóa xuất khẩu bị lỗi về kỹ thuật, không đảm bảo chất lượng nên Công ty phải điều chỉnh giảm giá cho khách hàng thì Công ty và khách hàng nước ngoài phải lập biên bản hoặc văn bản thỏa thuận giảm giá; đồng thời Công ty lập hóa đơn thương mại để điều chỉnh giá bán hàng xuất khẩu. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, biên bản hoặc thỏa thuận giữa hai bên, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, Công ty kê khai điều chỉnh doanh thu xuất khẩu theo quy định.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
In bài viết
Tìm kiếm
HỎI - ĐÁP KẾ TOÁN & LOGISTICS
Giới thiệu Trung tâm:

+ Công ty Cổ phần Thăng Long Hải Dương (gọi tắt là Trung Tâm Đào Tạo Thuế Thăng Long) là công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ đào tạo kế toán từ cơ bản tới nâng cao, kế toán thuế, kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp mớikế toán thuế trọn gói....

+ Đào tạo chuyên nghiệp - Dịch vụ uy tín, chất lượng - Tư vấn tận tình!

CONTACT
  • Địa chỉ văn phòng: Số 26 Trần Huy Liệu, Phường Tứ Minh, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam.
  • Hotline: 0978.296.025 - 0985.036.718 - 0866.890.809 - 0353.651.106
  • Email: daotaoketoanthuehd@gmail.com