I. Quy định về phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng:
Căn cứ theo điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
- Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư 45 này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.
Xem thêm: Mẫu đăng ký trích khấu hao TSCĐ.
- Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.
Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Xem thêm: Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ.
------------------------------------------------------------------------------------------
II. Nội dung phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng:
Căn cứ theo Phụ lục 02 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về việc trích khấu hao TSCĐ theo đường thẳng như sau:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:
1. Xác định Mức trích khấu hao trung bình hàng năm:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm | = | Nguyên giá của tài sản cố định |
Thời gian trích khấu hao |
Trong đó:
- Nguyên giá của TSCĐ:
- Thời gian trích khấu hao: Phải dựa vào khung theo quy định.
2. Xác định Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng:
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng | = | Mức trích khấu hao hàng năm |
12 tháng |
Chú ý: Trường hợp mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng các bạn trích khấu hao luôn theo công thức sau:
Mức khấu hao trong tháng phát sinh | = | Mức trích khấu hao theo tháng | X | Số ngày sử dụng trong tháng |
Tổng số ngày của tháng p/s |
Trong đó:
Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng p/s – Ngày bắt đầu sử dụng + 1 |
Bước 1: Xác định thời gian trích khấu hao TSCĐ:
- Theo quy định tại Khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ (Phụ lục I Thông tư số 45/2013/TT-BTC). Máy in có thời gian sử dụng từ 7 – 15 năm.
-> Như vậy Doanh nghiệp lựa chọn trích khấu hao trong vòng 10 năm.
Bước 2: Xác định Nguyên giá TSCĐ:
Bước 3: Xác định mức khấu hao hàng năm:
- Mức khấu hao hàng năm = Nguyên giá của TSCĐ/ Thời gian trích khấu hao
Bước 4: Xác định mức khấu hao hàng tháng:
- Mức khấu hao hàng tháng = Mức khấu hao hàng năm /12 tháng
Bước 5: Xác định mức khấu hao tháng 3/2019:
- Công ty sử dụng từ ngày 5/3 và đã thông báo với thuế về phương pháp trích khấu hao và thời gian.
- Số ngày sử dụng trong tháng 3: = Tổng số ngày của tháng 3 – Ngày bắt đầu sử dụng + 1
=> Mức khấu hao trong tháng 3 = (458.000/31) X 27 = 398.900 đồng
Như vậy: trong tháng 3/2019 các bạn được trích 398.900 đồng vào chi phí kinh doanh.
-> Hàng tháng được trích 458.000 và hàng năm được trích 5.500.000 đồng.
Cách hạch toán khi mua TSCĐ về (Ngày 1/3):
Nơ TK 241: 55 tr
Nợ TK 133: 5,5 tr
Có TK 112, 331: 60,5 tr
(Vì mua về chưa sử dụng được ngay mà phải lắp đặt, chạy thử mới sử dụng được nên đưa vào 241, các chi phí lắp đặt, chạy thử, trang bị thêm.. cũng phải hạch toán vào 241. Nếu mua TSCĐ về mà sử dụng được ngay không phải lắp đặt, chạy thử, thang bị thêm ... thì hạch toán vào 211)
- Khi có biên bản bàn giao, nghiệm thu TSCĐ (Ngày 5/3)
Nợ TK 211: 55tr
Có TK 241: 55 tr
Chú ý:
- Ngày ghi tăng TSCĐ cũng là ngày bắt đầu trích khấu hao TSCĐ (Tức là nếu bạn hạch toán vào TK 211 ngày nào thì sẽ bắt đầu trích khấu hao ngày đó)
- Ngày ghi giảm TSCĐ cũng là ngày thôi trích khấu TSCĐ.
- Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ tháng 3/2019:
Nợ TK 154 : 398.900 - Bộ phận sản xuất (Theo TT 133)
Nợ TK 6274 : 398.900 – Chi phí sản xuất chung (Theo TT 200)
Có TK 2141 : 398.900 – Hao mòn Tài sản cố định Hữu hình
VÍ DỤ 2: Tiếp theo Ví dụ 1 bên trên:
- Sau 5 năm sử dụng, Công Ty nâng cấp MÁY IN với tổng chi phí là 10 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2024.
Tính lại mức trích khấu hao theo đường thẳng cụ thể như sau:
Nguyên giá tài sản cố định = 55 triệu + 10 triệu đồng = 65 triệu đồng
Số khấu hao luỹ kế đã trích = 5,5tr (x) 5 năm = 27.500.000
Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 65 triệu - 27.500.000 = 37.500.000
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 37.500.000 / 6 năm = 6.250.000/ năm
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 6.250.000 / 12 tháng = 520.000 / tháng
Như vậy: Từ 1/1/2024 trở đi, Công ty trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 520.000 đồng đối với máy in vừa được nâng cấp.
Sau khi đã xác định được mức khấu hao, các bạn tiến hành hạch toán trích khấu hao.
Người gửi / điện thoại
+ Công ty Cổ phần Thăng Long Hải Dương (gọi tắt là Trung Tâm Đào Tạo Thuế Thăng Long) là công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ đào tạo kế toán từ cơ bản tới nâng cao, kế toán thuế, kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp mới và kế toán thuế trọn gói....
+ Đào tạo chuyên nghiệp - Dịch vụ uy tín, chất lượng - Tư vấn tận tình!